Đau dạ dày ở trẻ em có những dấu hiệu khác biệt so với ở người lớn. Nếu ba mẹ không phát hiện và có cách chữa trị kịp thời, bé có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,… Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết sau đây.
Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em
Đau
dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em nhưng phụ huynh chưa có sự quan tâm
đúng mức. Ba mẹ thường nhầm lẫn chứng đau dạ dày với các rối loạn tiêu hóa
thông thường, dẫn đến tâm lý chủ quan không cho trẻ chữa trị đúng cách.
Hiện
tượng đau dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bị tổn thương do tác động của những
nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ
chung những tổn thương ở các bộ phận lân cận dạ dày như thực quản, tá tràng,…
Một số biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em mà ba mẹ cần lưu ý:
-
Đau bụng trên hoặc xung quanh rốn: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng
đau dạ dày ở trẻ em. Những cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột, đặc biệt dữ dội khi
trẻ tiêu thụ thức ăn và lúc đi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài đến hàng giờ đồng hồ
sau đó.
-
Biếng ăn, ăn không ngon miệng: Bé sẽ thường xuyên có cảm giác khó chịu khi đến
bữa ăn, chán ăn và ăn không ngon miệng.
-
Chậm tăng cân: Do không ăn uống đầy đủ, trẻ chậm lớn và cân nặng không tăng, thậm
chí là giảm đi nhanh chóng.
-
Đầy bụng, khó tiêu: Niêm mạc bị tổn thương gây ra những rối loạn trong quá
trình bài tiết dịch vị. Dạ dày sẽ tăng tiết acid quá mức dẫn đến dư thừa và
trào ngược lên tá tràng.
-
Nôn và buồn nôn: Triệu chứng này thường xuất hiện ở những trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ
liên tục có cảm giác buồn nôn và nôn tái đi tái lại nhiều lần không dứt.
-
Thiếu máu: Đau dạ dày ở trẻ em có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa khiến các mạch
máu bị tổn thương, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
-
Đi ngoài ra máu hoặc phân đen: Đây cũng là một biểu hiện thường gặp của bệnh
đau dạ dày ở trẻ em. Theo thống kê của các tổ chức y tế, có đến 50% trẻ mắc các
bệnh về đường tiêu hóa có biểu hiện đại tiện có máu hoặc phân đen.
Nguyên nhân hình thành bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Trẻ
nhỏ có sức đề kháng yếu và các cơ quan tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Do đó, cơ
thể non nớt của trẻ rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công kéo theo những
bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa.
Theo
các nhà khoa học, bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ những nguyên
nhân sau đây:
-
Yếu tố di truyền: Nếu ba mẹ có tiền sự đau dạ dày hoặc mắc các bệnh về đường
tiêu hóa, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Một số trường hợp trẻ em có
thể bị đau dạ dày ngay từ lúc mới sinh.
-
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) tấn công: Hp là một loại vi khuẩn có khả năng
làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày. Nếu Helicobacter pylori xâm nhập vào
cơ thể trẻ, chúng sẽ ký sinh lại ở niêm mạc và hình thành một ổ viêm loét tại
đây khiến trẻ có cảm giác đau đớn và buồn nôn, chán ăn,…
-
Vấn đề vệ sinh khi ăn uống: Hàm răng của trẻ còn yếu nên thường gặp khó khăn
trong việc nhai nuốt thức ăn. Do đó, các mẹ thường có thói quen mớm đồ ăn cho
trẻ dễ nuốt. Tuy nhiên, hành động này có thể vô tình khiến các vi khuẩn và tác
nhân gây hại trong cơ thể mẹ truyền sang con, khiến trẻ bị đau dạ dày.
-
Chế độ ăn thiếu khoa học: Mỗi trẻ có một thể trạng và cơ địa khác nhau, ba mẹ
nên lựa chọn món ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ. Nếu không trẻ sẽ thường
xuyên có cảm giác buồn nôn, không tiêu hóa được hết thức ăn dẫn đến đau dạ dày.
Đặc biệt, những món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, có vị chua gắt,… cũng
rất dễ khiến niêm mạc dạ dày của trẻ bị tổn thương.
-
Yếu tố tâm lý: Ba mẹ thường có xu hướng chủ quan, cho rằng con trẻ không phải
lo âu hay suy nghĩ nhiều dẫn đến đau dạ dày. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan
niệm sai lầm. Nếu trẻ phải chịu nhiều áp lực học hành dẫn đến sinh hoạt, ăn uống
thất thường, hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng và xuất hiện nhiều rối loạn.
-
Dùng thuốc không đúng cách: Việc lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm,… trong thời
gian dài hoặc với liều lượng vượt quá mức cho phép cũng sẽ khiến môi trường
acid trong dạ dày bé thay đổi. Trẻ rất dễ bị kích ứng dẫn đến tổn thương niêm mạc,
đau và viêm loét dạ dày,…
Có
thể thấy, nguyên nhân hình thành bệnh đau dạ dày ở trẻ em chủ yếu đến từ lối sống
thiếu khoa học mà ba mẹ tạo cho bé. Vì vậy, bạn hãy giúp bé thay đổi ngay những
thói quen xấu, tập cho bé sinh hoạt và ăn uống điều độ hơn để phòng ngừa nguy
cơ đau dạ dày ở trẻ em.
Đau bao tử ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Nhìn
chung, ở giai đoạn mới khởi phát, chứng đau dạ dày ở trẻ em không phải là một bệnh
lý nguy hiểm. Trẻ có thể mệt mỏi, sụt cân và chậm phát triển hơn những bạn bè
cùng trang lứa. Nhưng nếu được chữa trị đúng cách, con bạn vẫn có thể lớn lên
khỏe mạnh mà không để lại di chứng nào.
Tuy
nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ có thể đối mặt với
nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
-
Viêm loét dạ dày – tá tràng: Ổ viêm loét dạ dày ngày càng lan rộng khiến cơn
đau tái phát với tần suất thường xuyên hơn, tình trạng ợ chua, ợ hơi cũng liên
tục tiếp diễn. Điều này ảnh hưởng rất lớn sự phát triển và sức khỏe của bé.
-
Trào ngược dạ dày: Cơn đau kéo dài sẽ làm rối loạn hoạt động bài tiết axit. Dạ
dày tăng tiết axit đột ngột dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản.
-
Hẹp môn vị: Ổ viêm loét lan rộng gây sưng và hẹp môn vị. Trẻ thường xuyên phải
chịu nhiều đau đớn mỗi khi nằm, ăn uống,…
-
Xuất huyết tiêu hóa: Niêm mạc dạ dày bị viêm loét trong thời gian dài cũng sẽ ảnh
hưởng đến các mạch máu. Cuối cùng gây ra hiện tượng xuất huyết và chảy máu
trong ồ ạt ở trẻ. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh đau dạ dày ở trẻ
em.
Hướng dẫn chữa đau dạ dày ở trẻ em hiệu quả
Trẻ
nhỏ có sức đề kháng yếu và cơ thể nhạy cảm, do đó ba mẹ không nên tự ý sử dụng
các phương pháp trị đau dạ dày ở người lớn cho bé. Khi phát hiện các triệu chứng
của bệnh, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp
thời.
Thông
thường các bác sĩ sẽ kiểm tra qua các triệu chứng lâm sàng và yêu cầu bé thực
hiện một số xét nghiệm y khoa như nội soi dạ dày, xét nghiệm phân,… Sau đó, các
chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng bé.
Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày
Đối
với những trường hợp đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, các bác sĩ thường sẽ kê
đơn thuốc để giảm đau và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc điều
trị đau dạ dày ở trẻ em phổ biến hiện nay:
-
Yumangel: Là loại thuốc giảm đau và đẩy lùi các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn
cho bé. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón,…
-
Gastropulgite: Có tác dụng giảm đau nhanh, trị chứng đầy hơi, ợ chua,… Loại thuốc
này ít gây tác dụng phụ và tốt cho hệ tiêu hóa của bé nên được nhiều ba mẹ tin
dùng.
-
Nexium: Hỗ trợ quá trình hồi phục và chữa lành tổn thương trong niêm mạc dạ
dày. Thuốc được điều chế dưới dạng bột và dạng cốm nên rất dễ sử dụng.
-
Phosphalugel: Là loại thuốc giảm đau phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được sản
xuất dưới dạng sữa để bé dễ sử dụng và hấp thu nhanh hơn.
Việc
sử dụng thuốc có thể kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, ba mẹ cần
tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý gia giảm liều lượng gây phản tác
dụng, nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Phương pháp chữa trị tại nhà
Đối
với những trường hợp đau dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học,
ba mẹ cần thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ. Đồng thời, kết
hợp với những phương pháp chữa trị tại nhà để bé mau khỏi bệnh hơn.
Massage
bụng nhẹ nhàng để điều trị đau dạ dày ở trẻ em
Để
giảm đau nhanh chóng và giúp bé dễ chịu hơn, ba mẹ nên dùng một ít dầu ấm hoặc
dùng ô liu để thoa lên vùng bụng quanh rốn. Sau đó làm ấm hai lòng bàn tay rồi
massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Ba mẹ lưu ý dùng lực tay vừa phải, tiếp
tục massage cho đến khi thấy bé đã đỡ đau và thoải mái hơn.
Chữa
đau dạ dày ở trẻ em bằng sữa chua
Sữa
chua không chỉ là món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là phương thuốc hữu hiệu
cho bệnh đau dạ dày ở trẻ em. Theo các nghiên cứu, sữa chua có tính mát, chứa
nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ba
mẹ nên cho bé ăn sữa chua mỗi ngày để hạn chế cơn đau, kích thích tiêu hóa. Tuy
nhiên, ba mẹ chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ rất dễ
khiến bé bị lạnh bụng, tiêu chảy,…
Chườm
ấm để làm dịu cơn đau
Chườm
ấm là phương pháp tác dụng nhiệt rất hiệu quả để đẩy lùi các cơn đau. Nhiệt độ
cao sẽ giúp vùng bụng của bé được xoa dịu, sưởi ấm và mang lại cảm giác dễ chịu
hơn.
Khi
nhận thấy bé có dấu hiệu đau tức bụng, ba mẹ nên dùng ngay một túi chườm ấm để
áp lên vùng bụng của bé. Duy trì thực hiện 1 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 – 20
phút để giúp bé nhanh khỏi bệnh.